Năm 2017, với mục tiêu, yêu cầu là nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho người tham gia giao thông; xây dựng ý thức "văn hóa giao thông" trong cộng đồng; phấn đấu kiềm chế và kéo giảm dần tai nạn giao thông từ 5%- 10% trên cả 03 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương).
Nghị quyết xác định tám nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, như: (1). Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; (2). Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các phòng, ban chức năng và đơn vị quản lý đường bộ về quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, quản lý vỉa hè, đường phố trong các thị trấn. Thực hiện nghiêm túc các quy định về hành lang an toàn giao thông, có biện pháp khắc phục những nguy cơ làm mất an toàn giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp xâm hại công trình giao thông, cản trở giao thông, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia khắc phục hậu quả các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng có xảy ra; (3). Quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; nâng cấp duy tu và sửa chữa các đoạn và tuyến đường bị hư hỏng, xuống cấp nhằm đảm bảo lưu thông đi lại được an toàn; rà soát khắc phục các điểm đen, lắp đặt thêm các biển báo, gờ giảm tốc, đèn tín hiệu tại các điểm giao cắt giữa các tuyến đường có nguy cơ xảy tai nạn giao thông; (4). Phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể chính trị- xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của mỗi người dân từng bước hình thành "văn hóa giao thông" trong cộng đồng và toàn xã hội. Xây dựng khu dân cư, xã, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học… về an ninh trật tự và an toàn giao thông. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình, gương "người tốt, việc tốt" trong chấp hành pháp luật về an toàn giao thông; (5). Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Có biện pháp xử lý kiên quyết các trường hợp phóng nhanh, vượt ẩu, vi phạm tốc độ, uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông, phát hiện ngăn chặn kịp thời tình trạng đua xe trái phép… theo quy định của pháp luật; (6). Đẩy nhanh tiến độ điều tra, xét xử nghiêm các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm, các trường hợp gây rối trật tự, chống người thi hành công vụ bảo đảm an toàn giao thông. Tổ chức đưa các đối tượng vi phạm an toàn giao thông ra kiểm điểm trước dân, nhằm giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung trong cộng đồng dân cư; (7). Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; (8). Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm trật tự an toàn giao thông...