Qua giám sát, việc triển khai thực hiện các nội dung của chương trình về hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn khó khăn trên địa bàn huyện được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư, triển khai kịp thời; các nội dung hỗ trợ được công khai dân chủ, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; các nội dung của chương trình được triển khai áp dụng linh hoạt phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng. Đã mở 03 lớp đào tạo, tập huấn/79 học viên/kinh phí 11.140.000 đồng; giải ngân nguồn vốn vay cho 77 hộ đồng bào dân tộc trên 1,2 tỷ đồng; triển khai dự án chăn nuôi bò, dê sinh sản cho 99 hộ/693 triệu đồng; qua triển khai chương trình, dự án từng bước đã tạo được sự chuyển biến tích cực về năng lực, trình độ kiến thức, nhận thức về tập quán sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Để triển khai thực hiện tốt hơn chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi trên địa bàn huyện trong thời gian tới, đề nghị các cấp, các ngành có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tham mưu và quản lý có hiệu quả các dự án; quan tâm công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, dự án; tổ chức sơ tổng kết, đánh giá hiệu quả chương trình, dự án được triển khai nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.