Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cần phát huy trách nhiệm, tính năng động đề ra các giải pháp sát với tình hình thực tế, hiệu quả, tránh làm lướt, nôn nóng, thụ động, trông chờ hướng dẫn, hỗ trợ từ cấp trên. Xây dựng tổ chức Hội thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động; hướng mạnh về cơ sở, sát cơ sở, gần hội viên, nông dân, chăm lo nhu cầu sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trên cơ sở đó, Hội Nông dân huyện đã xác định một số nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện:
Thứ nhất, tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện ba Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VII) về xây dựng tổ chức Hội Nông dân trong sạch, vững mạnh, với nhiệm vụ trọng tâm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân; tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ và đào tạo nghề giúp nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập và đời sống; hướng dẫn xây dựng và phát triển mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai, đa dạng các hình thức vận động, tập hợp nông dân vào tổ chức Hội đảm bảo tiêu chí phát triển hội viên trong năm. Thực hiện phần mềm quản lý hội viên, tổ chức đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và chính xác; trong đó, chú ý thể hiện rõ cơ cấu tổ chức, hội viên theo ngành, nghề, lĩnh vực; tạo môi trường thuận lợi cho hội viên phấn đấu, rèn luyện, đồng thời phối hợp bồi dưỡng, giới thiệu hội viên ưu tú cho Đảng xem xét,bồi dưỡng, kết nạp.
Thứ ba, thực hiện tốt việc phân công cán bộ phụ trách theo dõi địa bàn; thực hiện chế độ đi cơ sở theo hướng thiết thực, hiệu quả; tăng cường tham dự các hoạt động, sinh hoạt của tổ chức Hội ở cơ sở để nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cán bộ, hội viên, nông dân; phát hiện, tuyên truyền, hướng dẫn, nhân rộng các mô hình, điển hình, cách làm hay, sáng tạo trong đời sống, sản xuất của hội viên, nông dân.
Thứ tư, xây dựng, quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng cốt cán chính trị về an ninh trật tự theo Đế án số 06-ĐA/TU, ngay20/8/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; cốt cán đặc thù theo Hướng dẫn 04-HD/TU, ngày 11/9/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cốt cán phong trào theo Hướng dẫn 06-HD/BDVTU, ngay1/12/2018 của Ban Dân vận Tỉnh ủy. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và thực hiện Quy chế phối hợp nắm bắt thông tin, tham gia công tác hòa giải, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện đông người liên quan đến nông dân tại trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành nhằm giảm số lượng văn bản ban hành và biểu mẫu hóa số liệu báo cáo ngoài các báo cáo định kỳ; giảm số lượng, nâng chất lượng, hiệu quả các cuộc họp, hội nghị. Xây dựng các nhóm nội bộ ( trên nền tảng Facebook, Zalo, Viber,...) giữa Thường trực Hội Nông dân cấp huyện và cấp xã để trao đổi thông tin nội bộ (chú ý công tác bảo mật; không đưa thông tin “ Mật” theo Quy định, các thông tin nhạy cảm về chính trị an ninh, quốc phòng).
Thứ sáu, tăng cường công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân, các nguồn vốn nhận ủy thác, tín chấp nhằm giúp nông dân sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay (phấn đấu không để xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu vượt quá mức cho phép). Phối hợp tổ chức chuyển giao khoa học- kỷ thuật, công nghệ mới, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao.
Thứ bảy, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các phong trào thi đua tại địa phương, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, cuộc vận động " Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; tổng kết và giới thiệu nhân rộng những mô hình điển hình, cách làm hay hiệu quả công tác hội, phong trào nông dân, có ít nhất 01 mô hình được nhân rộng trên 40% xã, thị trấn./.