Tại buổi tập huấn đã quán triệt lại Quyết định số 217, Quyết định số 218, Hướng dẫn số 08-HD/TU, ngày 19/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện một số nội dung trong Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI); Quy định số 1415-QĐ/TU, ngày 19/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong việc tiếp thu các ý kiến góp ý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân theo Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI); Hướng dẫn số 11-HD/TU ngày 09/12/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân theo Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI). Qua buổi tập huấn đã giúp các đại biểu tham dự hiểu rõ, nắm bắt thêm về kinh nghiệm về quy trình và phương pháp triển khai thực hiện hoạt động giám sát; tổ chức phản biện xã hội đối với các nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; việc tổ chức thực hiện đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân ở các địa phương, cơ quan, đơn vị; đã phần nào tháo gỡ những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện công tác giám sát, phản biện, đối thoại, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Để thực hiện tốt hơn công tác giám sát, phản biện, đối thoại, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, trong thời gian tới các đơn vị, địa phương cần tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt sâu kỹ các nội dung của Quyết định số 217, Quyết định số 218 và các quy định, hướng dẫn của cấp trên để tạo nhận thức và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp, các ngành và của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực hiện công tác giám sát, phản biện, tham gia đóng góp xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; nghiên cứu sâu kỹ, nắm chắc nội dung, quy trình và phương pháp tiến hành công tác giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền để chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện; trong quá trình tổ chức thực hiện cần lựa chọn nội dung thiết thực, phù hợp chức năng, nhiệm vụ, điều kiện của tổ chức mình và tập trung vào những vấn đề nổi cộm, tồn đọng, những quyền lợi hợp pháp và chính đáng của nhân dân, đoàn viên, hội viên tại địa phương, cơ quan, đơn vị mình; định hướng cho Mặt trận và các đoàn thể chính trị- xã hội thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo đúng quy định; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện và xã, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí và các điều kiện khác thuộc thẩm quyền theo quy định để Mặt trận, các đoàn thể chính trị- xã hội cùng cấp thực hiện hoàn thành nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.