Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá tại địa phương không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là các mặt hàng nông sản, thuỷ sản: lúa gạo, sản phẩm chiết xuất từ cây trôm, tảo, tôm giống; số lượng người mua và dùng hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ngày càng tăng; phối hợp tổ chức tốt chương trình “đưa hàng Việt về nông thôn”; công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý thị trường, chống hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn huyện được các cấp, các ngành quan tâm phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả, nhất là các dịp lễ, tết..., đã từng bước khẳng định chất lượng và vị trí, vai trò chủ đạo sản phẩm, hàng hoá Việt Nam trên thị trường hiện nay; đồng thời khơi dậy và phát huy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng của các tầng lớp nhân dân trước những khó khăn chung của đất nước.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện và các ban, ngành liên quan tổ chức “đưa hàng Việt về nông thôn” theo Chương trình số 02/CTr-TTXTTM ngày 20/6/2011 của Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh; tổ chức tại các xã Phong Phú, Phú Lạc và thị trấn Liên Hương, từ ngày 24 đến hết ngày 26/6/2011 với 20 doanh nghiệp trưng bày 37 gian hàng, trong đó có 04 doanh ngiệp trong tỉnh tham gia với 15 gian hàng; 16 doanh nghiệp ngoài tỉnh tham gia với 22 gian hàng. Các hoạt động chính của Chương trình là: trưng bày và bán các sản phẩm hàng Việt Nam có chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân nông thôn, chủ yếu là các mặt hàng về về may mặc, giày dép, hàng tiêu dùng thiết phục vụ đời sống hàng ngày của người dân; đồng thời tổ chức các chương trình quảng bá sản phẩm, khuyến mại, dịch vụ chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp; phối hợp với các ban, ngành chức năng huyện tổ chức tặng 65 suất học bổng và 130 phần quà cho học sinh nghèo, học giỏi với tổng trị giá 32 triệu đồng.
- Tổ chức điều tra, khảo sát thị trường, điều tra nhu cầu của người tiêu dùng và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối: phát 150 phiếu khảo sát ý kiến người tiêu dùng về nhận xét, đánh giá chất lượng hàng hóa Việt Nam, qua tổng hợp phiếu thu về, đa phần người tiêu dùng đều có nhận xét, đánh giá tốt về chất lượng, mẫu mã, giá cả và chủng loại hàng hóa được sản xuất trong nước.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý thị trường, chống hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được quan tâm thực hiện, nhất là vào các dịp lễ, tết hàng năm. Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Đội quản lý thị trường thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, phát hiện 13 trường hợp vi phạm về kinh doanh hàng lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng, xử phạt hành chính với tổng số tiền trên 65 triệu đồng, đồng thời tiến hành tịch thu, tiêu huỷ toàn bộ số hàng hoá vi phạm; Tổ kiểm tra liên ngành do Phòng Y tế chủ trì (theo Quyết định số 1612/QĐ-UBND ngày 06/7/2011 của Ủy ban nhân dân huyện) tổ chức kiểm tra 295 lượt cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, qua kiểm tra phát hiện 45 trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm và điều kiện sử dụng lao động, đã lập biên bản cảnh cáo và hướng dẫn, yêu cầu khắc phục.
- Nhiều mô hình nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất tại địa phương như: trồng lúa chất lượng cao ở xã Phan Dũng, Phong Phú, Vĩnh Hảo; chăn nuôi gà an toàn sinh học tại xã Chí Công, Phước Thể, Hòa Minh, Vĩnh Tân; tập huấn mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGap, kỹ thuật trồng rong sụn; tổ chức 106 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, có 4.933 lượt người tham gia.
- Thành lập, triển khai thực hiện mô hình “Không dùng hàng ngoại, tẩy chay hàng Trung Quốc” của Hội Phụ nữ thị trấn Liên Hương và xã Phước Thể, thu hút số lượng lớn hội viên, phụ nữ tham gia.
Ảnh: Cây củ cải một sản phẩm lợi thế trên đất Tuy Phong.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế: công tác tuyên truyền, vận động chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa rộng khắp trong quần chúng nhân dân, nhất là các xã vùng cao, vùng khó khăn; sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong sản xuất và quảng bá sản phẩm chưa cao, chưa quyết liệt; các sản phẩm hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng chưa được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ; ý thức chấp hành của các cơ sở sản xuất, kinh doanh về đảm bảo chất lượng hàng hóa chưa cao.
Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể, ban ngành của huyện tiếp tục tăng cường thông tin, tuyên truyền nội dung của Thông báo số 246-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; quản lý tốt chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm bảo đảm quyền lợi tiêu dùng; quan tâm thực hiện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên địa bàn huyện;pPhối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng tổ chức tốt các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa sản xuất tại địa phương…
MINH CHIẾN