1. Tổ chức phổ biến, quán triệt sâu kỹ nội dung Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 22/11/2014, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chương trình hành động số 33-NQ/TU ngày 24/02/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII); một số nội dung cơ bản theo Quyết định số 2095/QĐ-UBND ngày 19/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 41-KH/TU ngày 30/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch này của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
2. Thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước liên quan đến tín dụng chính sách xã hội; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Rà soát các nguồn quỹ hiện đang quản lý, trường hợp không trái với các hướng dẫn, yêu cầu, quy định của các nguồn quỹ để xem xét gửi tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện.
4. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân quan tâm gửi tiền vào Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để huy động nguồn lực cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
5. Bố trí nguồn vốn ngân sách huyện hàng năm ủy thác qua Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Quyết định số 2095/QĐ-UBND ngày 19/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2021-2025, phấn đấu năm sau cao hơn năm trước, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của huyện.
6. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác tín dụng chính sách xã hội; xác định đây là nội dung công tác thường xuyên của cấp ủy, chính quyền huyện và xã, thị trấn. Cấp ủy, Ủy ban nhân dân các cấp duy trì chế độ làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội cùng cấp theo định kỳ 01 quý/lần đối với cấp xã, 6 tháng/lần đối với cấp huyện và khi cần thiết thì làm việc bất thường để nghe báo cáo tình hình và kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác tín dụng chính sách xã hội.
7. Chủ động thực hiện tốt việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng.
Nâng cao năng lực quản trị, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; phối hợp kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, hoạt động nhận ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội và tình hình sử dụng vốn của người vay; có giải pháp phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn cán bộ, viên chức để thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách xã hội.
Chủ động phối hợp với cơ quan liên quan, tham mưu cho Thường trực Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện.
8. Tiếp tục thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội và công tác nhận ủy thác của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội, nắm chắc tình hình sử dụng vốn của người vay; đẩy mạnh cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” nhằm huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để bổ sung nguồn vốn cho Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội.