Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 1247/QĐ-UBND ngày 23/4/2013 thành lập Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, phân công nhiệm vụ từng thành viên Ban chỉ đạo theo chức năng, nhiệm vụ cơ quan tham gia; thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy Ban Chỉ đạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Hàng năm, tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, đồng thời chỉ đạo Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, các ban ngành huyện liên quan, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” theo chủ đề từng năm. Công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, thị trấn, những đối tượng liên quan đến chế biến, kinh doanh thực phẩm phục vụ nhân dân được quan tâm.; trong 5 năm (2012-2016) đã tổ chức tấp huấn, bồi dưỡng kiến thức về an toàn thực phẩm cho 2.078 người/ 28 lớp trong nhân dân; 430 cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, thị trấn/ 07 lớp. Tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức ngành Y tế tham gia các lớp tập huấn về an toàn thực phẩm do tỉnh tổ chức.
Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường về đảm bảo an toàn thực phẩm được tăng cường; 5 năm, Tổ liên ngành do Ủy ban nhân dân huyện thành lập tổ chức kiểm tra 813 lượt cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm, xử phạt 71 cơ sở vi phạm với số tiền 65,7 triệu đồng; kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 114/175 cơ sở có giấy phép đăng ký kinh doanh. Trong 02 năm (2013-2014), trên địa bàn huyện xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 01 người tử vong, 240 người nhập viện điều trị. Từ năm 2015 đến nay, không có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn huyện.
Bên cạnh công tác quản lý nhà nước, các cơ quan, ban ngành, Mặt trận, đoàn thể huyện, cấp ủy các xã, thị trấn thường xuyên phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng trên các hệ thống phát thanh, truyền hình, khẩu hiệu, băng rol, áp phích và gắn với chủ đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong các cuộc sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng thực phẩm an toàn, tránh ngộ độc thực phẩm trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, góp phần chuyển biến nhận thức của người dân về đảm bảo an toàn thực phẩm.
Mặc dù các cấp, các ngành có nhiều cố gắng, nhưng vấn đề khó khăn, hạn chế hiện nay là: việc kiểm tra, kiểm soát thực phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; việc sử dụng phụ gia, hóa chất cấm trong bảo quản, chế biến thực phẩm; nhận thức của một bộ phận nhân dân trong sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; hình thức xử phạt chưa nghiêm, mức xử phạt chưa đủ sức răn đe, giáo dục...dẫn đến tình trạng vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn xảy ra dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau.
Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Ban Thường vụ Huyện ủy xác định một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, đó là: 1- Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức, nâng cao ý thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, doanh nghiệp và nhân dân về “sản xuất sạch”, “tiêu dùng sạch”. 2- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện; kịp thời xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm; phòng, chống ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm; thông tin rộng rãi những sản phẩm thực phẩm an toàn, cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm để nhân dân biết. 3- Tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan, bảo đảm đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh...