Hàng năm huyện tổ chức hội nghị sơ kết công tác giảm nghèo, chỉ đạo các ngành liên quan thực hiện các chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo; các ngành, địa phương đã tích cực phối hợp, tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách giảm nghèo, 100% cán bộ, công chức làm công tác lao động- thương binh và xã hội, cán bộ giảm nghèo các cấp được tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt các chương trình, dự án. Qua đó, chỉ tiêu giảm hộ nghèo bình quân hàng năm là 1,23% (theo kế hoạch từ 1,2%- 1,5%/năm), các chính sách hỗ trợ thường xuyên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như tín dụng ưu đãi, y tế, giáo dục, nhà ở... được triển khai thực hiện kịp thời; đã giải ngân cho 7.394 lượt hộ gia đình vay vốn phát triển sản xuất/195.244 triệu đồng, góp phần giúp 4 ngàn lượt hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo; bảo đảm 100% người nghèo, cận nghèo được cấp thẻ BHYT để khám, chữa bệnh, trong 5 năm đã cấp 60.229 thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ khám, chữa bệnh 755 lượt người/653,8 triệu đồng, miễn giảm viện phí cho 1.202 lượt người/239,758 triệu đồng; hỗ trợ chi phí học tập cho 23.527 học sinh nghèo/7.717 triệu đồng; hỗ trợ tiền điện 25.101 hộ/3.462 triệu đồng, hỗ trợ 3.233 hộ nghèo vùng khó khăn/318,42 triệu đồng mua sắm vật tư phục vụ sản xuất và đời sống; hỗ trợ 170 nhà ở cho hộ nghèo/6.693 triệu đồng; đào tạo nghề cho 659 lao động và tạo việc làm cho 1.000 lao động; ngoài ra, huyện phân khai kinh phí 9.947,5 triệu đồng thực hiện các dự án, chương trình về giảm nghèo, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất vùng đặc biệt khó khăn; ngoài ra, cấp huyện kết gắn công tác giảm nghèo với thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đầu tư phát triển khác như đã triển khai thực hiện 44 mô hình phát triển sản xuất/602 hộ/5.013 triệu đồng, nhiều công trình cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được đầu tư xây dựng như hệ thống đường, trường học, trạm y tế, công trình thủy lợi ngày càng hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi, giữa nông thôn và thành thị.
Tuy nhiên, công tuyên truyền, phổ biến các chính sách giảm nghèo chưa thường xuyên; nhận thức, trách nhiệm của nhân dân tham gia vào công tác giảm nghèo chuyển biến chưa mạnh, nhất là vùng xâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; kết quả giảm nghèo bền vững chưa cao, có nguy cơ tái nghèo; công tác rà soát, điều tra hộ nghèo, cận nghèo còn nhiều hạn chế, do tiêu chí xác định còn nhiều bất cập; công tác kiêm tra, giám sát chưa quan tâm đúng mức; việc lồng nghép các chương trình, dự án và huy động các nguồn lực tham gia phát triển kinh tế- xã hội, giảm nghèo còn khó khăn.
Do đó, nhiệm vụ công tác giảm nghèo trong thời gian tới và giai đoạn 2021- 2025, các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách về chương trình giảm nghèo, làm chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm, vai trò của nhân dân vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước; phát huy sức mạnh hệ thống chính trị để tổ chức, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu và chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững; huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho công tác giảm nghèo, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới; tạo mọi điều kiện phát triển các ngành nghề, dịch vụ, chuyển giao khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, thu nhập cho nhân dân; phát huy dân chủ trong công tác điều tra, bình xét hộ nghèo và triển khai các chương trình, dự án; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện công tác giảm nghèo; làm tốt công tác tập huấn chuyên môn, nghiệp cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo.