Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đối với các hoạt động khai thác hải sản, tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là cộng đồng ngư dân xây dựng, phát triển nghề cá có trách nhiệm và bền vững. Thứ hai, tăng cường công tác quản lý Nhà nước, thực thi đồng bộ các quy định pháp luật về thủy sản và các quy định có liên quan để ngăn chặn, giảm thiểu, tiến tới loại bỏ các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn huyện, trước hết, tập trung ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp các vùng biển nước ngoài; quản lý, ngăn chặn có hiệu quả nạn giã cao bay hoạt động sai tuyến gây mâu thuẫn, xung đột trên biển, cũng như chủ động các phương án giải quyết tình huống tập trung đông người phản đối giã cào bay, gây rối mất an ninh trật tự; đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm các nghề cấm khai thác hải sản có tác động tiêu cực, huy hoại môi trường, nguồn lợi thủy sản như sử dụng chất nổ, xung điện, độc tố. Thứ ba, đẩy mạnh tái cơ cấu toàn diện khai thác hải sản, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản; tiếp tục thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ngư dân, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về phát triển khai thác đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Để triển khai đồng bộ và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn huyện, thì các cấp, các ngành có liên quan cần nghiêm túc, quyết liệt trong việc triển khai, tổ chức thực hiện, gắn công tác thanh tra, kiểm soát nghề cá, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, nhằm kiểm soát tốt tình hình, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tránh gây mâu thuẫn, xung đột trên biển, không để phát sinh các điểm nóng trên địa bàn huyện.