Mục đich của Kế hoạch là phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII).
Theo đó, Ban Thường vụ Huyện ủy xác định rõ các nội dung, hình thức công khai để nhân dân biết và trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng; nội dung, hình thức nhân dân góp ý và trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng; Nội dung, hình thức nhân dân giám sát và trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng…Trong đó, công dân góp ý trực tiếp với tư cách cá nhân phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và việc góp ý được thực hiện thông qua gặp trực tiếp hoặc gọi số điện thoại của cấp ủy để phản ánh; thông qua tiếp xúc trực tiếp với cán bộ, đảng viên được góp ý; phản ánh trực tiếp tại buổi đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân tại địa phương; góp ý bằng văn bản thông qua hệ thống thư điện tử công vụ, hòm thư góp ý tại trụ sở làm việc hoặc gửi qua đường bưu điện.
Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng là thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân được thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp với quy định của Đảng và nhà nước; các ý kiến góp ý đối với cấp ủy, các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên thuộc
cấp nào thì cấp đó có trách nhiệm tiếp nhận, tiếp thu, giải trình trực tiếp thông qua tiếp xúc, đối thoại hoặc bằng văn bản thông qua Mặt trận, các đoàn thể; thực hiện đảm bảo các bước tiếp nhận, xử lý và thông tin về kết quả tiếp thu
và xử lý ý kiến góp ý theo quy định như: thông báo nội dung góp ý và yêu cầu tập thể, cá nhân được góp ý báo cáo, giải trình cụ thể về những nội dung được góp ý; tổ chức xác minh làm rõ từng nội dung và kết luận cụ thể, xử lý nghiêm các khuyết điểm, sai phạm (nếu có); thông báo đến chủ thể góp ý về kết quả tiếp thu và xử lý ý kiến góp ý; công khai nội dung tiếp thu ý kiến góp ý (nếu thấy cần thiết).