Qua kết quả giám sát, việc triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình nông thôn mới được các ngành quan tâm triển khai, hỗ trợ kinh phí thực hiện kịp thời (1.300 triệu đồng); được công khai dân chủ, đông đảo người dân hưởng ứng, đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân; đối tượng thụ hưởng, định mức hỗ trợ đúng theo quy định; các cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, theo dõi và hướng dẫn kỹ thuật các mô hình phát triển sản xuất, qua đó, kịp thời phát hiện, xử lý tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; trong 02 năm thực hiện 7 mô hình phát triển sản xuất/5 xã/1.170 triệu đồng; các dự án được tập trung thực hiện đã góp phần nâng cao trình độ, năng lực và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, bước đầu giúp nông dân tiếp cận các liên kết trong sản xuất, cải thiện chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng mục đích tái cơ cấu nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất đại trà, như mô hình cây quýt lai ở xã Vĩnh Hảo, cây đinh lăng ở xã Bình Thạnh... từ đó góp phần tăng thu nhập cho nhân dân, ổn định cuộc sống, duy trì chuẩn nông thôn mới.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc triển khai, thực hiện các dự án đầu tư hỗ trợ sản xuất trong Chương trình nông thôn mới, vẫn còn có một số vấn đề cần quan tâm, đó là, một số mô hình khả năng duy trì, tái sản xuất và nhân rộng còn khó khăn; việc phối hợp triển khai thực hiện dự án giữa các ngành và địa phương có lúc chưa kịp thời; một số xã là chủ đầu tư dự án còn lúng túng, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện; việc liên kết sản xuất theo chuỗi bước đầu hiệu quả chưa cao, thiếu chặt chẽ. Do đó, kinh nghiệm và giải pháp được rút ra trong quá trình thực hiện để áp dụng thực hiện tốt hơn trong thời gian tới là thường xuyên tăng cường việc kiểm tra, giám sát trước và sau triển khai để kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn; bám sát các xã, tập trung, hướng dẫn thực hiện dự án để phát huy hiệu quả ngồn vốn hỗ trợ; có các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và tiêu thụ sản phẩm; sơ, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện đầu tư các mô hình để kịp thời thanh loại những mô hình không hiệu quả, duy trì, phát huy, nhận rông mô hình hoạt động hiệu quả và xây dựng mô hình mới, đáp ứng sự phát triển, nhu cầu của xã hội.
Vì thế mà có một số kiến nghị đối với huyện để thực hiện tốt hơn là, về phía UBND huyện chỉ đạo UBND các xã có sự tập trung, phối hợp tốt với các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án và kịp thời báo cáo tiến độ, tình hình thực hiện; chỉ đạo sơ, tổng kết các mô hình phát triển sản xuất; đối với các cơ quan chuyên môn có liên quan là tăng cường, đẩy mạnh công tác tham mưu, quản lý, theo dõi, hướng dẫn, phối hợp phát huy hiệu quả dự án.